Quyền lực Viện_dân_biểu_Philippines

Viện dân biểu được mô hình hoá theo Viện dân biểu Hoa Kỳ; hai viện của Quốc hội có quyền lực tương đương nhau, và mọi dự luật hoặc nghị quyết phải trải qua cả hai Viện đều cần sự đồng ý của cả hai Viện trước khi được thông qua để có chữ ký của Tổng thống. Một khi dự luật bị bác ở Viện dân biểu, nó sẽ bị bỏ. Nếu dự luật được Viện dân biểu thông qua vào lần đọc thứ ba, dự luật được chuyển tới Thượng viện, trừ khi một dự luật y hệt cũng đã được thông qua bởi Viện dân biểu. Khi một dự luật tương ứng trong Thượng viện khác với một dự luật của Viện dân biểu, một ủy ban hội nghị lưỡng viện sẽ được thành lập bao gồm các thành viên từ cả hai viện của Quốc hội để hoà giải những sự khác biệt, hoặc một trong hai viện sẽ chấp thuận phiên bản khác của viện kia.

Giống như hầu hết các hạ viện nước khác, các dự toán ngân sách, bắt đầu từ Viện dân biểu, nhưng Thượng viện có thể vẫn đề xuất hoặc đồng ý với các sửa đổi, cùng với các dự luật của địa phương và các dự luật tư nhân. Viện dân biểu chỉ có quyền duy nhất để tiến hành tố tụng buộc tội và có thể buộc tội một quan chức bằng một biểu quyết của một phần ba số thành viên. Một khi viên chức bị phong tước, Thượng viện sẽ xem xét chính thức.